Chỉ tiêu cơ lý của cát san lấp

Chỉ tiêu cơ lý của cát san lấp luôn được người trong lĩnh vực xây dựng quan tâm. Bởi khi cát đạt được những tiêu chuẩn, những chỉ tiêu cơ lý thì sẽ giúp cho việc san lấp nền, làm lớp đệm,…được tốt hơn. Để hiểu rõ hơn về điều này mời quý bạn đọc cùng quan tâm theo dõi bài viết.

Cát san lấp

Cát san lấp là gì?

Cát san lấp hay được gọi là cát san lấp nền. Đây là một loại cát xây dựng để làm lớp nền, lớp đệm cho các nền đất yếu ở trạng thái bão hòa nước có thể kể ra như (nền đất sét, nền đất sét pha nhão, nền đất pha cát, nền đất bùn, nền than bùn,…). Với chiều dày của các lớp đất này thường nhỏ hơn 3m.

Để có thể tối ưu được việc san lấp thì người kỹ sư cần phải biết xác định tiêu chuẩn của cát sao cho việc san lấp sẽ được tính toán, thí nghiệm dựa trên nhiều yếu tố kỹ thuật. Cũng có thể dựa trên một bộ tiêu chuẩn chung về cát xây dựng. Căn cứ vào những đặc tính của công trình cần san lấp mà cần phải có sự tính toán, chọn cát đúng những chỉ tiêu cơ lý.


Chỉ tiêu cơ lý của cát san lấp

Cho đến nay vẫn chưa có tiêu chuẩn riêng cho phần cát san lấp. Nói về các vật liệu san lấp thì tiêu chuẩn đặt ra luôn phải phụ thuộc vào yêu cầu tải trọng của công trình cũng như yêu cầu khai thác quy định. Đối với cát san lấp thì có tác dụng làm lớp nền móng cho công trình cho nên về mặt kỹ thuật chỉ cần khảo sát mỏ cát đảm bảo được trữ lượng, chỉ tiêu sức kháng sau lu lèn, đắp và giới hạn lún. Còn với các công trình mà yêu cầu chống ăn mòn, chống xói thì cát phải có thêm được nhiều chỉ tiêu cơ lý khác có thể kể ra đó là: Độ chua, mặn, thành phần hạt,…để đáp ứng được tiêu chuẩn riêng của công trình đó.

Chỉ tiêu cơ lý của cát san lấp

Tất cả những chỉ tiêu của công trình thì đều được so các kỹ sư thiết kế dựa trên tính chất của công trình đề có thể đảm bảo được chất lượng, tiến độ thi công. Nếu  là cát dùng cho bê tông nặng thì mô đun độ lớn, khối lượng, thể tích xốp, lượng hạt cát phải nhỏ hơn 0,14mm.

Cát không nhiễm mặn, bởi trường hợp mà cát bị nhiễm mặn sẽ khiến cho kết cấu bê tông cốt thép không được vững chắc. Lâu dần hàm lượng muối trong cát sẽ phá hủy và làm mòn, gỉ thép từ bên trong. Điều này dẫn đến công trình xây dựng không được chắc chắn. Khi cát bị nhiễm mặn còn gây ra các hiện tượng loang lổ bề mặt tường nhà trông mất thẩm mỹ.


Để công trình xây dựng thêm bền vững, chắc chắn quý khách nên nhờ sự tư vấn của địa chỉ uy tín cung cấp cát chất lượng. Thêm với đó là hỏi ý kiến của kiến trúc sư, chắc chắn họ sẽ đưa cho bạn những lời khuyên hữu ích để chọn được cát san lấp đúng chỉ tiêu, đạt chuẩn xây dựng.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

1m2 sàn chịu tải bao nhiêu?

Cách kiểm tra độ mặn của cát

Cường độ chịu kéo của thép CB400